Nhân quyền Sudan

Bài chi tiết: Nhân quyền tại Sudan

Năm 2005, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã chấp thuận nghị quyết số 1593 đề nghị đưa tình hình ở Darfur ra trước Tòa án Tội phạm Quốc tế La Haye, tìm nguyên nhân và trách nhiệm về những tội ác đã đưa đến cái chết của khoảng 300.000 người và khiến hơn 2 triệu người khác phải thất tán, kể từ năm 2003. Tháng 7 năm 2008, Trưởng ban công tố tòa án Hình sự Quốc tế, còn gọi tắt là ICC, đã trình bày với hội đồng gồm 3 thẩm phán các bằng chứng cáo buộc Tổng thống Bashir về trách nhiệm có liên quan đến 10 cáo trạng về diệt chủng, các tội ác đối với nhân loại và các tội ác chiến tranh, đồng thời yêu cầu tòa công bố trát bắt ông Bashir [8]. Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Lưu Kiến Siêu nói rằng Bắc Kinh vẫn duy trì quan hệ thân hữu với Sudan và rất lo ngại về các cáo trạng vừa kể và Trung Quốc (là quốc gia đầu tư chính vào công nghiệp dầu khí của Sudan) cũng phủ nhận một bản tin của đài BBC nói rằng Trung Quốc đã vi phạm một lệnh cấm vận vũ khí áp dụng đối với Sudan [9].

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sudan http://www.hls-dhs-dss.ch/textes/f/F003466.php http://www.aljazeera.com/video/africa/2011/06/2011... http://www.csmonitor.com/World/Africa/2011/0106/Su... http://www.news24.com/World/News/Discontent-over-S... http://www.nytimes.com/2006/10/24/world/africa/24s... http://www.reuters.com/article/2009/05/21/ozatp-su... http://www.voanews.com/vietnamese/2008-07-15-voa10... http://www.voanews.com/vietnamese/2008-07-15-voa20... http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://catalogue.bnf.fr/ark:/12148/cb11880521p